Nằm trên đồi Bà Nài, Tháp Po Sah Inư Phan Thiết đã trải qua thăng trầm của thời gian nhưng vẫn giữ nguyên nét cổ kính, sự trầm mặc và vè đẹp huyền bí.
Nơi đây lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, với phong cách kiến trúc cổ Hòa Lai. Bạn hãy cùng TimeOutVietNam ghé thăm đền tháp Chăm Pa cổ này qua bài viết sau nhé!
Tháp Po Sah Inư ở đâu?
Tháp Po Sah Inư cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 7km về phía Đông Bắc, tại đồi Bà Nài, phường Phú Hài, Bình Thuận. Nơi này còn được gọi là tháp Bà Tranh hoặc tháp Chăm Phố Hài, và là một trong những điểm đến nổi tiếng ở Phan Thiết.
Để đến tháp Po Sah Inư, du khách có thể dễ dàng di chuyển từ trung tâm bằng taxi, chỉ mất khoảng 30 phút. Nếu đi bằng xe cá nhân, có thể đi theo tuyến đường Võ Nguyên Giáp.
Khi đến đây, bạn sẽ ngạc nhiên trước quần thể di tích cổ kính, với các tòa tháp được xây dựng toàn bộ bằng gạch nung màu đã thay đổi theo thời gian. Với vẻ đẹp đặc biệt và huyền bí, tháp Po Sah Inư được mệnh danh là biểu tượng kiến trúc và văn hóa Champa cổ.

Xem thêm: Danh sách các địa điểm check-in Phan Thiết để sống ảo cực chill cực đẹp
Giờ mở cửa và giá vé tháp Po Sah Inư
Tháp Po Sah Inư mở cửa cho khách tham quan vào các ngày trong tuần. Du khách sẽ cần mua vé tại quầy vé nằm bên ngoài cổng trước khi vào tham quan. Thông tin cụ thể về thời gian mở cửa và giá vè như sau:
- Giờ mở cửa: 7h00 – 17h00
- Giá vé tham khảo: 10.000 – 15.000 VNĐ/người
Truyền thuyết về tháp Chăm Po Sah Inư
Tháp Chăm Po Sah Inư gắn liền với một truyền thuyết nổi tiếng tại Bình Thuận. Xưa kia, vùng đất này là nơi sinh sống của nhân dân trong vương quốc Champa. Pô Sah Inư, một công chúa xinh đẹp và dịu dàng, đã đắm chìm trong tình yêu với Po Sahaniempar, một lãnh chúa theo đạo Hồi từ vùng Gia Lâm. Mặc dù đối mặt với những khó khăn về tôn giáo, tình yêu chân chính của họ đã chiến thắng.
Tuy nhiên, Thái tử Podam (em trai của công chúa) đã chia rẻ không cho 2 người này đến với nhau. Dù Pô Sah Inư đã cố gắng hòa giải, trái tim của Po Sahaniempar đã bị chinh phục bởi một người phụ nữ khác. Pô Sah Inư trở về với sống cuộc sống bình yên thường ngày, truyền dạy cho người dân cách trồng trọt, dệt vải, chăn nuôi và nhiều công việc khác.
Nhằm tưởng nhớ công ơn và tài năng của công chúa Pô Sah Inư, người dân đã xây dựng một ngôi đền để tưởng nhớ đến cô. Hàng năm, vào mùa vụ Katê, người dân tổ chức lễ hội tại đền Pô Sah Inư để ăn mừng và tôn vinh công chúa xinh đẹp với tấm lòng nhân ái.

Khám phá kiến trúc tháp bà Po Sah Inư Bình Thuận
Tháp Pô Sah Inư được xây dựng theo lối kiến trúc Hòa Lai, một trong những phong cách nghệ thuật cổ của người Champa. Quần thể này bao gồm 3 tháp, nhưng chỉ tháp lớn nhất còn nguyên vẹn, 2 tháp còn lại đã bị hư hỏng một phần.
Tháp A thờ thần Shiva
Tháp A là tòa tháp lớn nhất tại địa điểm này và tòa tháp này thờ phụng vị thần Shiva với bộ Linga – Yoni được chạm từ một khối đá đen nguyên khối. Tháp có 3 tầng và có chiều cao khoảng 16m. Mặt đế của tháp có hình dạng vuông, và theo hướng từ dưới lên trên, kích thước dần trở nên nhỏ hơn.
Trên mặt mái của tháp, có tổng cộng 4 lỗ thông khí, biểu trưng cho sự hòa hợp giữa trời đất và thần linh. Các viên gạch xây dựng tháp được sắp xếp một cách khéo léo, không cần sử dụng bất kỳ chất kết dính nào. Cánh cửa của tháp có thiết kế hình vòm cong và được trang trí với vô số họa tiết chạm khắc tinh xảo.

Tháp B thờ thần Bò và thần Nandin
Tháp B cũng được xây dựng với cấu trúc 3 tầng, tuy nhiên kích thước của tháp B nhỏ hơn so với tháp A. Tháp vẫn giữ được nét kiến trúc đặc trưng của người Champa khi sử dụng gạch nung màu đỏ, cửa hình vòm và họa tiết điêu khắc tinh xảo. Trước đây, bên trong tháp B được đặt tượng thờ bò thần Nandin, nhưng hiện tại tượng đã không còn tồn tại. Phía trước tháp B có một sân rộng, được sử dụng để người dân xây dựng các rạp phục vụ cho lễ hội Katê.
Tháp C thờ thần Lửa
Tháp C gần sát tháp chính, là tòa tháp nhỏ nhất dùng để thờ phụng thần Lửa. Tháp có chiều cao khoảng 5m và chỉ gồm một tầng. Mặc dù đã trải qua nhiều lần sụp đổ và bị bào mòn, nơi thờ phụng thần Lửa vẫn giữ được hình dáng tương tự như ban đầu. Đây là nơi mà người dân đặt lễ vật trước khi bước vào tháp chính để tiến hành lễ.
Các lễ hội ấn tượng ở tháp Po Sah Inư

Khi tham quan Tháp Po Sah Inư, du khách không chỉ có cơ hội ngắm nhìn vẻ đẹp của tòa tháp cổ Champa, mà còn có thể tham gia vào những lễ hội dân gian độc đáo như:
- Lễ hội Kate: Là một lễ hội truyền thống của người Chăm, diễn ra hàng năm vào tháng 10 (tương đương ngày 1/7 theo lịch Chăm). Đây là dịp để tưởng nhớ công chúa Pô Sah Inư và cầu nguyện cho sự bình an và may mắn. Trong lễ hội, người dân tham gia vào các hoạt động tôn giáo, biểu diễn múa hát, nhảy múa và tham gia các trò chơi dân gian truyền thống.
- Lễ Rija Nưgar (Tết Nguyên đán của người Chăm), Poh Mbăng Yang (Lễ mở cửa tháp): Là 2 lễ hội thường diễn ra vào dịp đầu năm với nhiều hoạt động văn hóa đặc biệt và thu hút du khách.
- Các chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng, mừng xuân”: Biểu diễn nhạc cụ truyền thống và những điệu múa dân gian của người Chăm.
Xem thêm: Hướng dẫn du lịch Phan Thiết tự túc từ A – Z
Tổng kết
Mặc dù đã trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, tháp Po Sah Inư vẫn đứng vững giữa thiên nhiên, trở thành biểu tượng văn hóa đặc biệt của tỉnh Bình Thuận.
Nếu bạn đang tìm kiếm những điểm tham quan tại Phan Thiết, hãy lưu lại thông tin về tháp Po Sah Inư Bình Thuận để có một chuyến du lịch trọn vẹn và đáng nhớ nhé!
Để lại 1 bình luận ủng hộ TimeOutVietNam nếu bạn thấy thông tin bài viết này hữu ích